Cụ thể, bên yêu cầu việc điều tra này là Công ty Orrcon Manufacturing. Hàng hóa bị điều tra là ống thép cacbon hàn cách điện, hợp kim hoặc không hợp kim, bao gồm phần rỗng hình tròn, hình chữ nhật và hình vuông được mạ hoặc không mạ kim loại bên ngoài. Thép nền là thép cuộn cán nóng hoặc cán nguội, được mạ hoặc không mạ. Nếu được mạ thì lớp mạ kim loại bên ngoài là nhôm hoặc hợp kim nhôm kẽm.
Các doanh nghiệp Việt Nam được biết tới trong vụ kiện này gồm Công ty TNHH Công nghệ Thép Chính Đại, Công ty TNHH Công nghiệp Chính Đại, CTCP Sản xuất Thép Vina One, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thép Tây Nam, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ M&H Việt Nam, Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát, Wing Chun.
Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể liên quan tới vụ việc gồm CTCP Maruichi Sun Steel, Công ty TNHH Thép SeAH Việt Nam, CTCP Tập đoàn thép Nguyễn Minh, CTCP Thương mại kỹ nghệ cao, CTCP Quốc tế Vạn Thắng, CTCP Thép Nam Kim (NKG), CTCP Nội thất 190, Công ty TNHH MTV Ống thép Hòa Phát Bình Dương, Nhà máy chi nhánh CTCP Minh Hữu Liên - Long An, CTCP 190, CTCP Mạ kẽm Công nghiệp Vingal-Steel, Công ty TNHH Đầu tư và Giải pháp Global, Công ty TNHH Liên doanh ống thép Sendo.
Thời kỳ điều tra thiệt hại từ 01/01/2016 tới nay. Ngày sớm nhất để đưa ra quyết định sơ bộ (PAD) là1/6/2020.
Trước đó, Bộ Công thương đã quyết định gia hạn thuế tự vệ đối với thép xây dựng và phôi thép (có hiệu lực từ tháng 7/2016) thêm 3 năm.
Theo đó, thuế suất đối với thép xây dựng và phôi thép lần lượt ở mức 10,9% và 17,3% trước tháng 3/2020, sẽ giảm dần lần lượt 1,5% và 2% mỗi năm đến năm 2023 (nếu không được gia hạn).
Việc gia hạn thuế tự vệ trong 3 năm tới là một biện pháp hữu ích để bảo vệ các công ty sản xuất trong nước khỏi áp lực trên thị trường thế giới, đặc biệt từ các sản phẩm nhập khẩu của Trung Quốc.